Sai Lầm Khi Chia Sẻ Cơ Hội – Bạn Có Mắc Phải?

Chia sẻ cơ hội tưởng đơn giản nhưng rất dễ mắc một vài sai lầm. Dưới đây là sai lầm khi chia sẻ cơ hội của TVV mà Hà đã nhận thấy được khi lắng nghe được những chia sẻ của các anh, chị đồng nghiệp. 

Hãy đọc để xem có mình trong đó không bạn nhé!

Sai lầm khi chia sẻ cơ hội #1 – Không đặt câu hỏi cho ứng viên

Có một lần đi cà phê, Hà ngồi gần hai người nọ. Dù Hà không hề muốn nghe lén, nhưng do hai người nói khá lớn tiếng và quán lại yên tĩnh, nên thông qua đoạn hội thoại, Hà nhận ra người A đang chia sẻ cho người B cơ hội làm việc.

Hà cũng nhanh chóng bắt được một vấn đề của người A, đó là họ hoàn toàn không hỏi ứng viên một câu hỏi nào.

Họ không hỏi ứng viên “Em có mong muốn khởi nghiệp làm công việc kinh doanh không?”
Họ không hỏi ứng viên “Em có muốn tạo thêm thu nhập chỉ với vài tiếng mỗi ngày không?”
Người A đó thậm chí còn chẳng quan tâm đến hoàn cảnh của người B, chẳng hạn như “Hiện tại em có đang gặp khó khăn gì về tài chính không?”

Từ đầu đến cuối, A chỉ thao thao bất tuyệt rằng cơ hội làm việc của A rất tuyệt vời, có rất nhiều tiềm năng để phát triển, có rất nhiều sự hỗ trợ cho người mới.

Để mọi người khi đi chia sẻ cơ hội không gặp phải vấn đề tương tự, Hà muốn nhắc với mọi người rằng nguyên tắc quan trọng nhất khi đi chia sẻ cơ hội là hãy đặt câu hỏi cho ứng viên.

Bạn cần phải hiểu được ứng viên của bạn đang có mong muốn, khao khát và nỗi đau gì.

Bạn phải thể hiện được rằng cơ hội làm việc này có thể giải quyết được những vấn đề gì cho họ.

Và để có thể nắm bắt những thông tin đó, hãy đặt câu hỏi.

Sai lầm khi chia sẻ cơ hội #2 – Xác nhận với ứng viên

Giả sử rằng ứng viên của bạn đã đồng ý lắng nghe cơ hội của bạn, thì bạn càng phải cẩn thận khi bắt đầu chia sẻ về cơ hội.

Có rất nhiều người mà Hà biết, chỉ cần ứng viên hứng thú với cơ hội là họ lại sa vào cái lối mòn là cứ thao thao bất tuyệt về cơ hội, cứ như là sợ không nói hết ứng viên không hiểu được.

Nhưng đây thật ra là một sai lầm rất lớn. Kể cả khi ứng viên để đồng ý để bạn được giới thiệu về cơ hội, thì cũng đừng quên hỏi ứng viên để kéo họ vào cuộc trò chuyện.

Hà gọi đây là những câu hỏi xác nhận. Tức là khác với những câu hỏi dò để tìm hiểu về ứng viên, câu hỏi này sẽ có tác dụng để xác nhận xem ứng viên có đang theo kịp tốc độ giới thiệu của bạn hay không.

Chẳng hạn, sau khi đã giới thiệu về việc tại sao nên làm mô hình MLM trong bảo hiểm, bạn hãy dừng lại một chút và hỏi ứng viên vài câu hỏi đơn giản như:
“Anh/chị/em đã hiểu cách làm bảo hiểm đơn giản nhờ MLM chưa ạ?”
Hoặc là:
“Anh/chị/em có muốn mình nói kĩ thêm đoạn nào không ạ?”

Thế nhưng có rất nhiều người khi giới thiệu cơ hội đều mặc định rằng người nghe sẽ thấy hứng thú như mình, sẽ lập tức nhìn thấy được tiềm năng phát triển, và sẽ đồng ý tham gia ngay khi nghe xong.

Sự thật là ngược lại đấy. Bạn cứ để ý mà xem. Càng phải nghe nhiều và nghe liên tục, dần dần ánh mắt của ứng viên sẽ mất đi tiêu điểm và sự hứng thú của họ sẽ tụt về 0.

Sai lầm khi chia sẻ cơ hội #3 – Không có một câu chuyện hay dẫn chứng thực tế

Hà để ý có rất nhiều người đi chia sẻ cơ hội chỉ biết nói những lý thuyết tại sao cơ hội này tốt, tại sao dễ dàng thành công, nhưng ai đã thành công và thành công như nào thì họ không nói.

Họ không kể ra được những câu chuyện thực tế, như là “Anh Tuấn chỉ mất 3 tháng để tạo được doanh thu 50tr”, hay là “Chị Hoa đã kết nối được 5 người hợp tác cùng ngay trong tháng đầu tiên”.

Những câu chuyện và dẫn chứng thực tế có sức mạnh lớn hơn bất kì lời giải thích nào. Nó cho thấy rằng cơ hội của bạn có tính hiện thực hóa chứ không phải là kiểu kinh doanh chỉ nằm trên giấy tờ.

Điều này sẽ khiến ứng viên của bạn dễ dàng đồng ý hợp tác với bạn hơn, vì họ có thể tưởng tượng họ đạt được thành công như anh Tuấn hay chị Hoa nào đó, chứ không phải là vì những câu nói sáo rỗng “ai cũng làm được, ai cũng có thể thành công”.

Trong marketing, những câu chuyện và dẫn chứng thực tế này được gọi là “bằng chứng xã hội”, và bằng chứng xã hội là thứ dễ đưa chúng ta đến quyết định đồng ý nhất.
Chẳng hạn, khi bạn đi mua đồ, shop nói hay thế nào bạn cũng không quan tâm. Thường bạn sẽ kéo xuống xem feedback của khách hàng, và khi có khách hàng khen ngợi, dù chỉ là một câu bình luận đơn giản, cũng sẽ khiến bạn hạ quyết tâm muốn mua ngay lập tức.

Vậy nên, hãy nhớ vận dụng bằng chứng xã hội khi đi chia sẻ cơ hội. Hãy kể câu chuyện của chính bạn đã đạt được thành tựu gì, và kể thêm những câu chuyện thành công của những người hợp tác cùng bạn nữa.

© 2021 All Rights Reserved | Shared by Tainguyenwordpress